Thói quen là những hành vi chúng ta thực hiện hàng ngày hoặc thường xuyên. Tuy nhiên để một hành vi trở thành thói quen, nó phải có chút yếu tố “tự động”.
Nghiên cứu cho thấy thói quen chiếm tới 40% trong các hành vi hàng ngày của con người. Chúng ta dành phân nửa cuộc đời sống trong “chế độ tự lái”, thế nên việc xây dựng các thói quen tốt sẽ tác động lớn tới chất lượng cuộc sống.
Trong bài viết này, chúng ta cùng dành thời gian phân tích bản chất của thói quen, tìm cách duy trì thói quen tốt và từ bỏ thói quen xấu, đồng thời “khoanh vùng” những thói quen có thể thay đổi cuộc đời mỗi người.
Thói quen “vận hành” như thế nào?
Theo tác giả Charles Duhigg, thói quen bao gồm ba yếu tố được tóm gọn như sau:
Tín hiệu môi trường (environmental cue)
Behavioral response (phản ứng hành vi)
Phần thưởng (reward) hoặc sự loại bỏ một kích thích khó chịu.
Một thói quen được hình thành khi có dấu hiệu môi trường kích thích phản ứng hành vi từ cơ thể. Ví dụ nếu bạn ăn bữa tối ở cùng một thời điểm mỗi ngày, thì thời gian là tín hiệu môi trường, còn ăn là hành vi.
Thói quen được củng cố bởi phần thưởng. Một số phần thưởng rất dễ nhận ra, như khi ăn tối thì vị ngon của thức ăn là phần thưởng. Nhưng trong vài trường hợp khác thì yếu tố phần thưởng khó xác định hơn. Chẳng hạn nếu bạn có thói quen chơi điện thoại khi buồn chán, thì phần thưởng có thể là sự giải thoát (tạm thời) khỏi những suy nghĩ của bạn.
Góc nhìn đa chiều về Việt Nam hiện đại.